10 cách giúp tăng tốc website Wordpress toàn diện đơn giản mà rất hiệu quả

by X Công Nghệ

Cho dù thiết kế trang web của bạn có đẹp đến đâu và nội dung có hay đến đâu đi nữa, nhưng lại có tốc độ tải chậm thì sẽ là rất không ổn. Đây là lý do tại sao việc tìm hiểu cách tăng tốc WordPress là điều quan trọng.

HubSpot báo cáo rằng thời gian tải chậm một giây có thể dẫn đến giảm tới 30% chuyển đổi. Thêm vào đó, có một nghiên cứu nổi tiếng của Amazon nói rằng thêm một giây thời gian tải có thể khiến họ mất 1,6 tỷ đô la doanh thu. Vì vậy, tốc độ của website thực sự quan trọng.

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn mười cách để tăng tốc website WordPress. Từ các vấn đề liên quan đến lưu trữ, đến tối ưu hóa hình ảnh, tối ưu hóa cho thiết bị di động… Mọi thứ khá dễ dàng để làm mà không yêu cầu phức tạp gì về kỹ thuật.

1. Sử dụng một hosting hoặc máy chủ nhanh hơn

Đây có lẽ là cách tốn nhiều công sức nhất trong danh sách này, nhưng cũng là cách hiệu quả nhất. Chất lượng của máy chủ lưu trữ web là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web WordPress của bạn.

Không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có dịch vụ máy chủ được tối ưu hóa để chạy WordPress hiệu quả. Ngoài ra, không phải nhà cung cấp nào cũng có các trung tâm dữ liệu ở gần vị trí bạn muốn (càng gần thị trường mục tiêu của bạn càng tốt). Không phải tất cả các máy chủ đều có tích hợp bổ sung với các giải pháp như CDN.

Vì vậy, bạn nên mua dịch vụ máy chủ của một công ty hiểu cách hoạt động của WordPress và biết cách tối ưu tốc độ cho nó chạy nhanh. Thông thường, các thiết lập được tối ưu hóa cho WordPress có thể có giá $10- $20/tháng.

2. Tối ưu hóa hình ảnh của bạn

Bạn có biết rằng hình ảnh chiếm từ 30% đến 90% tổng kích thước của một trang web? Điều này có nghĩa là việc tải hình ảnh của bạn cũng có thể chiếm từ 30% đến 90% tổng thời gian.

Tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào thiết kế trang web của bạn và loại nội dung bạn xuất bản, và bạn có thể kiểm tra điều này một cách dễ dàng.

Hãy dùng Pingdom Tools và nhập địa chỉ trang web của bạn vào.

Nhấn nút Start Test, sau đó tìm mục “Content size by content type.”.

Nếu hình ảnh chiếm phần lớn dung lượng trang web của bạn thì bạn cần tối ưu chúng ngay lập tức. Tất nhiên là bạn không cần giảm lượng hình ảnh (nếu đã cân nhắc kỹ càng), mà hãy cài đặt một plugin có khả năng tối ưu hóa hình ảnh.

Đó là giải pháp đơn giản nhất. Các plugin có tính năng này hoạt động một cách tự động mà bạn không cần nhúng tay vào.

Một số tùy chọn như:

Optimole. Plugin miễn phí nếu bạn có ít hơn 5.000 khách truy cập hàng tháng. Nó sẽ tự động chia tỷ lệ hình ảnh của bạn, tối ưu hóa kích thước của chúng (mà không làm giảm chất lượng) và thậm chí phân phối chúng thông qua CDN. Nó cũng lưu trữ các phiên bản gốc của hình ảnh của bạn để đề phòng.

Smush. Plugin này miễn phí bất kể lưu lượng truy cập của bạn, nhưng nó không có một số tính năng nâng cao hơn như phân phối CDN hoặc giữ bản sao hình ảnh gốc của bạn.

3. Sử dụng CDN

CDN là viết tắt của Content Delivery Network. Đó là một mạng lưới các máy chủ trong đó mỗi máy chủ giữ một bản sao dữ liệu trang web của bạn. Bất cứ khi nào khách truy cập muốn xem trang web của bạn, máy chủ gần vị trí của họ nhất sẽ xử lý công việc.

Điều này rút ngắn khoảng cách vật lý mà dữ liệu trang web của bạn phải di chuyển để đến với người đọc. Rút ngắn khoảng cách cũng đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian tải dữ liệu.

Tùy các nhà cung cấp dịch vụ hosting và máy chủ, họ có thể bao gồm CDN, hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ CDN của một bên thứ 3 như Cloudflare.

4. Sử dụng một giao diện WordPress được tối ưu hóa

Hầu hết người dùng chọn các giao diện WordPress dựa trên vẻ đẹp bắt mắt, tuy nhiên chính các yếu tố quá hào nhoáng sẽ mất rất nhiều thời gian để tải. Thứ hai, không phải tất cả các giao diện đều được thiết kế một cách hiệu quả, đặc biệt là phần hình ảnh.

Tốt nhất là bạn nên sử dụng một giao diện cung cấp cho bạn các tính năng thiết kế chính xác mà bạn yêu cầu và không cần thêm gì nữa. Đó là những thứ mà bạn không bao giờ sử dụng tiêu tốn băng thông một cách không cần thiết.

Đây là những gì bạn có thể làm:

Xem liệu bạn có thể chuyển sang một giao diện mới, được tối ưu hóa hơn và phù hợp với thiết kế mong muốn của bạn hay không. Ví dụ: Astra hoặc Neve là những giao diện rất phổ biến nhưng khá đơn giản đi kèm với các tùy chỉnh nâng cao.

Xem xét các tùy chỉnh của giao diện hiện tại xem liệu bạn có thể tắt một số tính năng mà bạn không sử dụng hay không. Nhiều giao diện cho phép bạn làm điều đó.

5. Hạn chế sử dụng trình tạo trang của bạn

Elementor, Beaver Builder là một số plugin thiết kế trang phổ biến giúp bạn dễ dàng tự làm các trang web WordPress của mình mà không cần biết về code. Mặc dù sẽ dễ dàng cho bạn thao tác tạo ra các trang web đẹp nhưng đôi khi lại làm giảm tốc độ tải trang web của bạn.

Trên thực tế, có rất nhiều bài đánh giá không tốt phàn nàn về việc những plugin đó khá tiêu tốn tài nguyên và hoàn toàn không giúp bạn tăng tốc WordPress.

Do vậy bạn không nên sử dụng chúng cho bất kỳ trang nào được truy cập nhiều nhất trên trang web của bạn. Chủ yếu là trang chủ. Nếu có thể, hãy xây dựng trang chủ một cách thủ công bằng giao diện gốc của WordPress.

6. Tối giản việc sử dụng plugin

Không có gì lạ khi một trang web WordPress bình thường có khoảng 20 plugin được kích hoạt. Ví dụ các plugin như: SEO, chống spam, bảo mật, tối ưu hóa hình ảnh, biểu mẫu liên hệ, v.v. Thực sự không thể tránh hoàn toàn việc sử dụng các plugin. Tuy nhiên, hãy xem xét lại chúng sau một thời gian sử dụng.

Hãy chỉ giữ lại các plugin cần thiết. Có thể trước đó bạn cài đặt plugin nào đó hấp dẫn nhưng sau lại không sử dụng nhiều thì hãy loại bỏ nó đi.

Nếu bạn đang sử dụng Jetpack, hãy xem qua cài đặt của plugin và tắt các mô-đun mà bạn không sử dụng. Thí dụ:

Loại bỏ hoàn toàn các plugin tiêu tốn nhiều tài nguyên hoặc các plugin ít sử dụng thường xuyên. Có một số plugin tiêu tốn nhiều tài nguyên máy chủ hơn các plugin khác, khiến nhiều máy chủ web thậm chí sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng các plugin đó. Ví dụ như plugin bài viết liên quan, trình quét link 404, một số plugin bộ nhớ đệm, một số plugin sao lưu.

7. Bật cache cho website

Bản thân bộ nhớ đệm là một khái niệm khá tiên tiến. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải hiểu cách nó thực sự hoạt động mà chỉ cần biết nó có thể giúp bạn tăng tốc website WordPress.

Nói một cách dễ hiểu, bộ nhớ đệm là việc lưu trữ các bản sao của nội dung WordPress động của bạn ở dạng tĩnh, sau đó phân phối các phiên bản tĩnh này cho khách truy cập khiến tốc độ truy cập tăng nhanh đáng kể.

Một số hosting và server có tích hợp sẵn tính năng cache cho website, một số thì không.

Bạn có thể sử dụng các plugin của bên thứ ba như WP Rocket (trả phí) hoặc WP Fastest Cache, WP Super Cache (miễn phí).

8. Tối ưu hóa cho tốc độ di động

Nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng có tới 60% lưu lượng truy cập trang web đến từ các thiết bị di động. Nói cách khác, bạn có thể giả định rằng 60% khách truy cập đó thực sự đang đọc trang web của bạn khi đang sử dụng điện thoại của họ. Đây là lý do tại sao tốc độ web trên thiết bị di động lại quan trọng và có lẽ còn quan trọng hơn cả tốc độ web trên máy tính.

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để đảm bảo trang web của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị di động:

  • Kiểm tra trang web của bạn thông qua công cụ Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google. Nó sẽ chỉ ra cho bạn những gì có thể được cải thiện.
  • Hãy sử dụng các giao diện responsive, phù hợp hiển thị trên các thiết bị di động.
  • Tránh sử dụng các phần tử và popup không cần thiết trên trang web của bạn.
  • Bật AMP.

AMP (viết tắt của Accelerated Mobile Pages) rất hiệu quả trong việc làm cho trang web của bạn có tốc độ cực nhanh trên thiết bị di động. AMP tạo ra một phiên bản riêng biệt siêu tối ưu hóa cho nội dung của bạn, sẽ chỉ được xem trên thiết bị di động. Thời gian tải của các trang AMP gần như tức thì.

May mắn thay, AMP có thể được kích hoạt trên WordPress khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là plugin AMP.

9. Dọn dẹp cơ sở dữ liệu thường xuyên

Cơ sở dữ liệu là trung tâm của trang web. Tất cả nội dung của bạn được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, tất cả cài đặt trang web của bạn, tất cả dữ liệu người dùng của bạn, v.v.

Tuy nhiên, vấn đề là theo thời gian cơ sở dữ liệu trở nên lộn xộn. Đây là kết quả của vô số thao tác ghi-cập nhật-xoá mà đôi khi để lại một số phần thừa. Có quá nhiều mảnh vụn đó có thể khiến trang web của bạn chạy chậm.

Đó là lý do tại sao, thỉnh thoảng, bạn nên dọn dẹp và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của mình. Bạn có thể làm điều đó với plugin WP-Sweep miễn phí.

10. Tối ưu hóa JavaScript

JavaScript không chỉ cần thiết đối với giao diện của các trang web WordPress hiện đại mà còn đối với hoạt động của trang web. Hầu hết các plugin cài đặt trên WP đều sử dụng JavaScript cho các mục đích khác nhau. Tất cả các đoạn mã Javascript đó gộp lại khiến trang web của bạn tải lâu hơn.

Một mẹo nhanh mà bạn có thể sử dụng để cải thiện cách WordPress xử lý JavaScript là di chuyển tất cả các đoạn mã Javascript xuống chân trang. Về cơ bản, điều này có nghĩa là tất cả mã JavaScript sẽ được tải sau cùng. Điều này sẽ giúp cho người đọc có thể xem nội dung chính của bạn nhanh hơn.

Để có thể làm được điều này, bạn cần cài đặt một plugin có tên là Scripts To Footer.

11. Kết luận

Hy vọng rằng những thủ thuật Wordpress trên đây có thể giúp bạn tăng tốc website WordPress nhanh hơn! Và hãy nhớ rằng cách số 1 vẫn là hiệu quả nhất. Đồng thời hãy nhớ thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của Wordpress để đảm bảo tốc độ và sự bảo mật.

 

Xem Thêm