NGMI và WAGMI là những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực tiền điện tử và NFT. Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của chúng và cách sử dụng.
1. NGMI là gì?
NGMI là viết tắt của “Not going to Make It” – dịch nghĩa là “Sẽ không thành công”.
1.1. NGMI có nghĩa là gì?
Nếu một người (hoặc tổ chức) được gọi là NGMI, điều đó có nghĩa là những người khác cho rằng người đó đã thực hiện một hành động, hoặc đưa ra một quyết định kém, một ý kiến không phù hợp với đa số người khác trong nhóm.
Trong mắt những người đánh giá, hành động, quyết định hoặc quan điểm của người được gắn nhãn NGMI sẽ dẫn đến kết quả kém và do đó, NGMI là một dự đoán về thất bại trong tương lai, thường là theo nghĩa tài chính.
NGMI có ý nghĩa rất tiêu cực và về cơ bản tương đương với việc gọi ai đó là kẻ thất bại (hoặc ít nhất là kẻ thất bại trong tương lai).
1.2. Cách sử dụng NGMI
NGMI thường được dùng trong trường hợp ai đó tự nhận mình là NGMI sau khi đã thực hiện một quyết định sai lầm dẫn đến một thất bại nào đó. NGMI cũng thường được các thành viên trong 1 nhóm đặt cho những người khác ngoài nhóm, đặc biệt là những người không tin vào giá trị hoặc tiềm năng của NFT trong tương lai.
NGMI cũng dùng gọi những người đang nắm giữ NFT trong 1 bộ sưu tập nhưng lại định giá NFT của họ thấp hơn giá sàn của bộ sưu tập đó, liên tục thay đổi giá bán NFT, hoặc vô ý lật các NFT mà không quan tâm đến lãi và lỗ.
Việc sử dụng NGMI cũng nên được cân nhắc cẩn thận vì nó có ý nghĩa khá tiêu cực, nên sẽ không vui vẻ gì khi ai đó bị bạn gắn cho thuật ngữ này, ngoại trừ các trường hợp vui đùa thân thiết.
1.3. Ví dụ thực tế về cách sử dụng NGMI
Ví dụ đầu tiên về NGMI đến từ JRNY Crypto, một người có ảnh hưởng về tiền điện tử và NFT sở hữu một kênh Youtube nổi tiếng.
Trong dòng tweet của mình, JRNY đề cập đến “Hội chứng hoa tulip”, là một trào lưu đầu cơ củ hoa tulip trong những năm 1600 ở Hà Lan. Trong thời kỳ này, giá hoa tulip tăng cao ngất ngưởng, nhưng ngay sau đó là một vụ sụp đổ kinh hoàng.
Hội chứng hoa tulip này thường được nhắc đến bởi những chuyên gia cho rằng tiền điện tử và NFT cũng chỉ là những tài sản đầu cơ mà không có chút giá trị thực nào.
Theo ý kiến của JRNY, những chuyên gia như vậy được gọi là NGMI.
Dangiuz (Leopoldo D’Angelo) là một nghệ sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực NFT. Trong dòng tweet của mình, Dangiuz đề cập đến số lượng lớn các dự án “thổi phồng quá mức” (hoặc thậm chí là lừa đảo) đang phổ biến trong thế giới NFT.
Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng các thành viên của cộng đồng NFT có thể gắn nhãn các tác nhân xấu trong cộng đồng là NGMI.
Ví dụ cuối cùng của NGMI đến từ thế giới tiền điện tử. Ran Neuner là người dẫn chương trình rất nổi tiếng trên Youtube có tên Crypto Banter.
Trong dòng tweet của mình, Ran bày tỏ ý kiến rằng giá của đồng Solana sẽ vượt trội hơn Ethereum trong năm 2021 và gắn nhãn những người bán Solana là NGMI.
2. WAGMI là gì?
WAGMI là viết tắt của “We’re All going to Make It” – dịch nghĩa là “Tất cả chúng ta sẽ thành công”.
2.1. WAGMI có nghĩa là gì?
WAGMI có nghĩa là một hành động, một quyết định hoặc một tin tức nào đó vừa xuất hiện có lợi cho tương lai, không chỉ cho một cá nhân mà cho toàn bộ tập thể. WAGMI vừa khẳng định sự kết nối thân thiết trong nhóm, vừa là lời tiên đoán về sự thành công trong tương lai.
WAGMI có ý nghĩa rất tích cực và có cảm giác mọi người đang cùng nhau thực hiện một điều gì đó, đặc biệt khi cần có niềm tin mạnh mẽ để đối mặt với những khó khăn trước mắt.
Các thuật ngữ khác có nghĩa tương tự bao gồm:
WGMI: viết tắt của “We’re Going to Make It”
GMI: viết tắt của “Going to Make It”
YGMI: viết tắt của “You’re going to Make It”
2.2. Cách sử dụng WAGMI
WAGMI có thể được sử dụng khi bạn muốn bày tỏ niềm tin chung vào sự thành công trong tương lai của một nhóm hoặc dự án (hoặc với toàn thể cộng đồng NFT).
Ví dụ: nếu bạn đã mua một NFT rất sớm trong vòng đời của một dự án và vài tuần sau khi nắm giữ NFT, giá sàn của bộ sưu tập bắt đầu tăng nhanh chóng, bạn có thể chia sẻ tin tốt đó trong nhóm Discord của dự án và viết “WAGMI”.
Sử dụng WAGMI theo cách như vậy cho thấy rằng bạn tin tưởng vào sự thành công lâu dài của dự án và thể hiện niềm tin đó bằng cách nắm giữ NFT của bạn khi ít người có vẻ quan tâm.
2.3. Ví dụ thực tế về cách sử dụng WAGMI
Đầu năm 2021, nhiều người theo trường phái tiền điện tử truyền thống tỏ ra chế giễu NFT. Sự chế giễu thể hiện niềm tin rằng NFT là vô giá trị vì bất kỳ ai cũng có thể lưu hình ảnh NFT vào máy tính của họ (bằng cách nhấp chuột phải vào hình ảnh và tải nó vào máy tính của họ).
Nhưng dần dần, giá trị của nhiều bộ sưu tập NFT tăng cao chót vót khiến những lời chế giễu đó ít dần. Khi mức độ phổ biến của NFT ngày càng tăng, đặc biệt là vào mùa hè năm 2021, nhiều người trong lĩnh vực NFT đã lan truyền một câu nói trích dẫn:
“Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười nhạo bạn, sau đó họ chiến đấu với bạn, rồi bạn giành chiến thắng”.
PIXELOR, một nghệ sĩ NFT, sử dụng câu trích dẫn này trong dòng tweet của anh ấy và kết thúc nó bằng hashtag – “WAGMI”.
Ví dụ khác về WAGMI đến từ thế giới giao dịch tiền điện tử.
Will Clemente – người chuyên phân tích bitcoin, đã đưa ra nhận định trái chiều trong khoảng thời gian Mùa đông bitcoin cách đây vài năm. Và thực tế, sau đó bitcoin đã tăng liên tục và đạt mức giá đỉnh cao nhất mọi thời đại gần 70.000 USD/đồng và Will Clemente đã dùng WAGMI để cổ vũ những người tin tưởng vào bitcoin.